Diễn đàn trường THCS Thị Trấn Ba Tri
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn Đàn THCS Thị Trấn Ba Tri - Từ học sinh - Vì học sinh.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Các di tích ở Bến Tre

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Masu @
Admin
Admin
Masu @


Nữ
Tổng số bài gửi : 102
Age : 29
Đến từ : My Home
Job/hobbies : Học Sinh
Registration date : 23/05/2008

Các di tích ở Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Các di tích ở Bến Tre   Các di tích ở Bến Tre I_icon_minitimeFri Jun 06, 2008 11:37 am

Chương I: Hồ Trúc Giang

Các di tích ở Bến Tre 1960CD9-ho_truc_giangHồ Trúc Giang nằm tại trung tâm thị xã Bến Tre, được xây dựng năm 1930 và là một trong những nơi thưởng lãm, vui chơi giải trí của người dân. Do hồ bị xuống cấp cùng với việc qui hoạch phát triển Bến Tre lên đô thị loại III vào năm 2007, Hồ Trúc Giang được tỉnh lập dự án đầu tư trên 15,5 tỉ đồng để cải tạo lại. Hồ sẽ được cải tạo có dạng hình thang, bốn cạnh hồ tiếp giáp với đường Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trung Trực, Lê Quí Đôn và Hai Bà Trưng. Diện tích mặt nước hồ thu hẹp từ 19.811m2 còn 17.851m2 để mở rộng độ dốc lòng hồ. Đường dạo quanh bờ hồ có diện tích
1.605m2, mặt đường rộng 2m với nhiều bậc tam cấp. Giữa lòng hồ có nhà thủy tạ thiết kế hài hòa giữa kiến trúc cổ và hiện đại. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành năm 2006.


Tỉnh Bến Tre đã dành khoản kinh phí trên 15,5 tỉ đồng để đầu tư cải tạo Hồ Trúc Giang ở thị xã Bến Tre. Hồ Trúc Giang sẽ được cải tạo có dạng hình thang, bốn cạnh hồ tiếp giáp với đường Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trung Trực, Lê Quí Đôn và Hai Bà Trưng. Diện tích mặt nước Hồ Trúc Giang sẽ thu hẹp từ 19.811 m2 còn 17.851 m2 để mở rộng độ dốc lòng hồ. Trước công viên tượng đài Trần Văn Ơn được mở rộng sân cảnh hình bán nguyệt lấn ra mặt hồ để tạo chiều sâu không gian. Đường
dạo quanh bờ hồ có diện tích 1.605 m2, mặt đường rộng 2m, với nhiều bậc tam cấp. Giữa lòng hồ có nhà thủy tạ thiết kế hài hòa giữa kiến trúc cổ và hiện đại. Theo kế hoạch đầu tháng 5/2005 đơn vị thi công sẽ tiến hành cải tạo hồ Trúc Giang.

Chương II: Lăng Mộ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)

M Nguyn Đình Chiu thuc xã An Đc, huyn Ba Tri, tnh Bến Tre.

Các di tích ở Bến Tre 20070821OSQD2316Đặc điểm: Mộ Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm Ông.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả nước. Ông sinh ra tại Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1861, Cần Giuộc thất thủ ông về Ba Tri ở ẩn và mất tại đó năm 1888. Đền thờ ông được xây năm 1969. Hàng năm, vào ngày 1 tháng 7 (ngày sinh của ông), nhân dân huyện Ba Tri nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung thay mặt đồng bào cả nước tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhà thơ rất trang trọng.


Khu du tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức, cách thị trấn Ba Tri không đầy một km. Khu lăng mộ cũ được xây dựng năm 1972 và khánh thành năm 1974. Hiện nay, Chính quyền tỉnh Bến Tre đã cho xây dựng mới nhà thờ và nhà trưng bày sự nghiệp và thân thế của cụ Nguyễn Đình Chiểu, mở rộng thêm khu lăng mộ của ông, tạo nên điểm tham quan, vui chơi hấp dẫn cho nhân dân địa phương và du khách phương xa đến thăm viếng. Khu nhà thờ và nhà trưng bày mới vừa
được xây dựng nằm cạnh khu di tích cũ, khởi công xây dựng ngày 01/7/2000 và khánh thành ngày 01/7/2002.
Ông là một nhà thơ lớn yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả nuớc. Những tác phẩm của ông phản ánh tinh thần yêu nước, đề cao trung, hiếu tiết nghĩa, khí phách của ông và thời ông sống. Ông là cây bút cuối cùng của dòng văn học Hán Nôm và tác phẩm được truyền tụng rộng rãi cho đến ngày nay là “Lục Vân Tiên”.
Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi là Đồ Chiểu tự Mạnh Trạch. Ông sinh ngày 01/7/1822, tại quê mẹ làng Tân Thới, tỉnh Gia Định. Quê quán ông thuộc xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẹ ông là bà Trương Thị Thiệt, cha là Nguyễn Đình Huy giữ chức thư lại tại Văn Hàn Ty quận dinh Lê Văn Duyệt.
Năm 1833, sau biến cố Lê Văn Duyệt chết tại Gia Định, ông Nguyễn Đình Huy bị triều đình cách chức. Sau đó ông đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế gởi vào một gia đình quan Thái phó cho ăn học. Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Gia Định tiếp tục ôn học chờ khoa thi. Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài. Có nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. Năm 1849, ông chuẩn bị đến ngày thi hội thì được tin mẹ ông mất. Ông đành bỏ thi, cùng với người em trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về,
vì lo buồn và thương khóc mẹ, ông đã lâm chứng đau mắt và bị mù vĩnh viễn. Suốt 40 năm còn lại, ông đã sống trong cảnh mù tối. Sau đó, ông bị vợ chưa cưới bội ước. Vượt lên hoàn cảnh, ông mở trường dạy học, làm thuốc và sáng tác văn học. Năm 1854, ông cưới bà Lê Thị Điền. Từ đây
cuộc sống của ông bớt nỗi cô đơn. Đến năm 1861, Cần Giuộc thất thủ, ông về Ba tri – Bến Tre ở ẩn và mất tại đó vào ngày 24/5/1888 âm lịch, trong niềm thương tiếc của nhân dân cả nước. Hằng năm, nhân dân tỉnh Bến Tre thay mặt đồng bào cả nước chọn ngày sinh của ông (01/7) để tổ chức tưởng niệm ông một cách trọng thể. Từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 10km theo đường nội bộ để đến khu mộ, đền thờ Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản.

Chương III: CỒN PHỤNG (CỒN ĐẠO DỪA)

Các di tích ở Bến Tre ConPhungCồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nằm cạnh tuyến phà Rạch Miễu của quốc lộ 60 từ Mỹ Tho sang Bến Tre. Lúc đầu có diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm, đến nay có trên 40 ha. Tên cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật. Khi công trình này đang xây dựng, họ thu lượm được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên từ đó đặt tên là cồn Phụng. Đạo Dừa, một giáo phái do ông Nguyễn Thành Nam thành lập tại chùa Nam Quốc Phật. Một giáo phái có một không hai ở Việt Nam.
Đến khu du lịch Cồn Phụng, du khách sẽ được tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của nơi đã từng là thánh địa của đạo Dừa. Ngoài ra, khách còn có dịp tham quan làng thủ công mỹ nghệ sản xuất những đồ gia dụng bằng vật liệu từ cây dừa, tham quan và tìm hiểu cách nuôi ong mật của các chủ vườn, chứng kiến những chú ong lấy mật từ hoa nhãn và các loài hoa khác, sản phẩm được bày bán trực tiếp tại nhà vườn. Hiện nay, khu du lịch cồn Phụng có một phòng ca nhạc tài tử phục vụ du khách. Phòng ca nhạc này được đặt trong một hang đá nhân tạo, có nhiều thạch nhũ và băng đá dài dành cho khách ngồi thưởng thức. Không khí trong hang đá mát lạnh, du khách có cảm giác như ngồi trong thạch động do xung quanh không khí trong lành, gió và hơi nước từ sông Tiền thổi vào. Đến đây, du khách không chỉ thưởng thức mà còn được mời hát giao lưu cùng các nghệ sĩ hoặc yêu cầu phục vụ những bài hát mình yêu thích. Đặc biệt là những bài hát ca ngợi về mẹ và quê hương.

Chương IV: SÂN CHIM VÀM HỒ

Các di tích ở Bến Tre San-chim-Vam-hoSân chim Vàm Hồ là một khu du lịch sinh thái thuộc địa phận xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tọa lạc giáp cửa sông Ba Lai, cách cống đập Ba Lai khoảng 800 mét. Sân chim này cách thị xã Bến Tre khoảng 35km. Có thể đi theo đường bộ hoặc đường thủy đến sân chim Vàm Hồ. Sân chim này có diện tích rộng hơn 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên
sinh. Là nơi trú ngụ của hơn 500.000 con cò và vạc cùng các loài chim khác như: cồng cộc, le le, quắm trắng, diệc xám, vòng vọc... và các loài thú hoang dại như chồn, dơi, rắn, trăn... Tất cả gồm 84 loài, thuộc 35 họ và 12 bộ. Trong đó chiếm đa số là loài cò ruồi, cò ngà và vạc... Chính các chủng oại chim này đã tạo nên cụm từ “sân chim” hay “vườn chim” ở đồng bằng Nam bộ. Sân chim này có hai loài cây chính là chà là và đước. Ngoài ra, trên đường vào sân chim là một thảm thực vật phong phú có các loại cây như dừa nước, so đũa, đậu ván, mãng cầu xiêm..., bên trong sân chim có các loại cây như đước đôi, bụp tra, ô rô, rau muống biển... Tuy nhiên, chim chỉ làm tổ trên cây chà là có gai, còn đước là nơi chúng nghỉ chân sau khi tắm mình trong dòng kinh. Lúc sáng sớm và chiều tối, hàng ngàn cánh chim bay đi săn mồi và về tổ, như đám mây đen giăng kín một vùng trời. Thú vị nhất là khoảng chiều về, đàn cò hàng ngàn con đi ăn về đậu trắng trên các ngọn cây, đàn vạc cất
tiếng kêu rủ nhau vỗ cánh bay đi ăn đêm. Tất cả tạo nên một thế giới âm thanh của loài chim vui nhộn, với vô vàn âm sắc.

Từ thị xã Bến Tre theo quốc lộ 60, qua phà Hàm Luông, tiếp tục đi đến thị trấn Mỏ Cày có ngã ba, quẹo trái vào khoảng 3.300 mét đến khu di tích Làng du kích Đồng Khởi.

Chương V: Khu di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản



Các di tích ở Bến Tre Don-tho-vo-tran-toanVõ Trường Toản người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học, không tham gia vào chính trị, từ chối mọi điều ban phát.

Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792.

Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.

Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.

Di tích mộ Võ Trường Toản được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 24-1-1998.
Chương VI: Khu di tích Đình Phú Lễ

Các di tích ở Bến Tre Dinh-phu-leCăn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.

Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng.

Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.

Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7-1-1993.
Về Đầu Trang Go down
http://thcsthitranbatri.friendhood.net
megical

megical


Nữ
Tổng số bài gửi : 10
Age : 29
Registration date : 29/07/2008

Các di tích ở Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các di tích ở Bến Tre   Các di tích ở Bến Tre I_icon_minitimeThu Jul 31, 2008 7:09 pm

Ban thieu di tich " CAY DA DOI " khóc xướt mướ
Quan trong lam ( que noi minh do) long lanh
Về Đầu Trang Go down
Masu @
Admin
Admin
Masu @


Nữ
Tổng số bài gửi : 102
Age : 29
Đến từ : My Home
Job/hobbies : Học Sinh
Registration date : 23/05/2008

Các di tích ở Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các di tích ở Bến Tre   Các di tích ở Bến Tre I_icon_minitimeSat Aug 02, 2008 10:09 am

hơ... em quên... sorry. để em tìm rồi post lên... thảm sầu...bùn Nhìu di tích quá nên nhớ ko nổi.... sorry

http://www.bentre.gov.vn/dulich/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=76&Itemid=54

Có thể vào đó tìm... sắp đi học rồi.. sorry


Được sửa bởi Sakura ngày Sat Aug 02, 2008 10:42 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://thcsthitranbatri.friendhood.net
NhocBip

NhocBip


Nữ
Tổng số bài gửi : 5
Age : 30
Đến từ : Thị Trấn Ba Tri
Registration date : 18/11/2008

Các di tích ở Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các di tích ở Bến Tre   Các di tích ở Bến Tre I_icon_minitimeTue Nov 18, 2008 6:05 pm

trùi post tùm lum thiếu di tich wan trọng , di tích Phan Thanh Giản đâu cười nhe răng
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Các di tích ở Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các di tích ở Bến Tre   Các di tích ở Bến Tre I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Các di tích ở Bến Tre
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn trường THCS Thị Trấn Ba Tri :: Học, học nữa, học mãi :: Ban tự nhiên-
Chuyển đến